ỨNG DỤNG CẢI TẠO BỂ LẮNG NGANG NHÀ MÁY CẤP NƯỚC PHAN RANG – THÁP CHÀM

THÔNG TIN CHUNG:

Nhà máy cấp nước Phan Rang – Tháp Chàm có công suất thiết kế danh định 40.000 m3/ngày, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận, được xây dựng vào năm 2006 bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB). Đây là nhà máy có công suất lớn nhất để cung cấp và phục vụ cho nhu cầu nước sạch cho người dân và phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.

Nhà máy Phan Rang – Tháp Chàm sử dụng nguồn nước mặt được khai thác từ sông Cái cách nhà máy khoảng 1.000 mét. Nguồn nước sông Cái có chất lượng nước tốt, ổn định, tuy nhiên, độ đục tương đối cao vào mùa mưa lũ.

Vào những năm 2005 đến 2008, nhu cầu nước sạch tại Phan Rang gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ về du lịch cũng như kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, nhà máy đã phải vận hành vượt công suất thiết kế nhưng vẫn không đủ cung cấp. Công ty Cấp nước Ninh Thuận đã rất vất vả nghiên cứu và tham khảo nhiều mô hình. Cuối cùng, Công ty Cổ phần Cấp nước Ninh Thuận quyết định chọn giải pháp cải tạo quy trình xử lý để nâng công suất.

Năm 2012, Ninh Thuận tiến hành ứng dụng công nghệ sử dụng TK Plate® settler, TK Collector® system và thiết bị khuấy trộn tạo bông làm một lựa chọn giải pháp công nghệ để nâng công suất Nhà máy nước Phan Rang – Tháp Chàm từ 40.000 m3/ngày lên 96.000 m3/ngày, giải pháp phù hợp với nguồn lực tài chính HẠN HẸP của Cấp Nước Ninh Thuận.

BÀI HỌC ỨNG DỤNG

Trước khi cải tạo nâng công suất, NMN Phan Rang – Tháp Chàm có công suất thiết kế danh định là 40.000 m3/ngày và đang khai thác gần 50.000 m3/ngày. Quy trình quy trình công nghệ cơ bản như sau:

Bể phân chia  Tạo cợn (thủy lực)  Lắng ngang  Lọc nhanh  Bể chứa

Nguồn nước thô được khai thác từ sông Lam với chất lượng cơ bản như sau:

Độ đục: 15 – 250 NTU (mùa mưa có thể lên tới > 1000 NTU).

pH: 7.0 – 7.3.

Hóa chất xử lý được sử dụng bao gồm:

PAC: dùng cho keo tụ.

Vôi: dùng cho điều chỉnh pH.

Chlorine: dùng cho khử trùng.

Phản ứng: Bể thiết kế hoạt động theo nguyên tắc trộn thủy lực, nước chảy qua các vách chắn theo kiểu dzích dzắc với vận tốc khuấy trộn giảm dần (tapered). Nước sau khi đi qua các mương trộn sẽ hình thành các bông cặn lớn dần và được phân phối qua bể lắng bằng vách chắn thủy lực. Thời gian lưu nước (HRT) vẫn đảm bảo gần 30 phút. Tuy nhiên, để nâng cao công suất xử lý, dung tích lưu nước cho phản ứng cần tăng lên và cần làm giảm mực nước ngăn phản ứng hiện có để chống tràn và giải phóng bớt năng lượng.

Bể lắng: Nhà máy có 04 bể lắng kiểu lắng ngang truyền thống và thu nước cuối bể. Mỗi bể lắng có diện tích 30 (m) x 8 (m). Nước sau lắng được thu vào mương chung trước khi phân phối vào bể lọc. Bùn lắng trong bể được thiết kế trượt tự nhiên xuống rốn thu bùn và được xả ra ngoài bằng hệ thống ống hút bùn vận hành thủ công. Do vận hành vượt tải, độ đục sau lắng thường xuyên vượt trên 5NTU.

Bể lọc: Nước sau lắng được đưa về mương chung và phân phối vào 08 bể lọc. Bể lọc của nhà máy sử dụng kiểu bể lọc nhanh trọng lực qua 01 lớp cát và thu nước bằng chụp lọc. Hệ thống điều khiển vận hành bể lọc theo nguyên tắc điều chỉnh van qua hệ thống PLC. Bể lọc gồm 08 bể lọc có diện tích sàn là 4(m) x 8(m), với vận tốc lọc tương đương 6.5-8.5 m3/m2.h. Chất lượng nước lọc đạt yêu cầu.

Kết quả ứng dụng giải pháp công nghệ của TK+:

Chúng tôi tiến hành cải tạo bể phản ứng hiện có theo nguyên lý thủy lực kết hợp sử dụng phần đầu của bể lắng để bố trí máy khuấy tạo bông và vách chắn thủy lực (perforated wall) kết hợp vùng đệm làm ngăn phản ứng kéo dài với tác động của lưu tốc thấp, tạo môi trường cho quá trình hình thành bông cặn lớn hơn do năng lượng giảm dần (taper energy), giúp gia tăng hiệu quả của quá trình phản ứng tạo bông.

Trong vùng lắng, 08 module lắng TK Plate® được lắp đặt trong 1 ngăn. Công suất thiết kế danh định là 3.200 m3/ngày.module, công suất xử lý đạt 25.600 m3/ngày và tổng công suất đạt 102.400 m3/ngày.

Toàn bộ bùn lắng tạo ra trong quá trình xử lý được thu và đưa ra ngoài bằng hệ thống hút bùn kiểu TK Sludge Collector, đặt chìm hoàn toàn trong bể lắng. Diện tích lắp đặt và hoạt động của hệ thống bao phủ toàn bộ vùng lắng bùn cặn, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống trong phạm vi bể lắng.

Sau cải tạo, chất lượng nước sau lắng luôn ổn định với độ đục dao động từ 0.5 – 1.5 NTU. Hóa chất keo tụ (PAC) của nhà máy giảm hơn 30% so với trước đây và chu kỳ lọc tăng lên hơn 96h với công suất đến 96.000 m3/ngày.

Công ty Cổ phần Cấp Nước Ninh Thuận rất hài lòng với khoản đầu tư này. Cảm ơn các công nghệ TK Plate® và TK Collector® đã mang đến thành công ngoài mong đợi.

Download Case Study